Điều trị cười hở lợi
Cười hở lợi là một khiếm khuyết của hàm răng, có thể xảy ra từ một số yếu tố như từ lợi, răng hoặc xương hàm. Tùy thuộc vào mức độ hở lợi và nguyên nhân gây ra khuyết điểm này, Để gương mặt “tươi duyên” hơn, bác sĩ nha khoa Codofa sẽ tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp cho từng khách hàng các bạn nên sớm điều trị cười hở lợi hiệu quả tại nha khoa uy tín. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc cười hở lợi do đâu? Và chỉ ra 7 cách điều trị cười bị hở lợi phổ biến, hiệu quả hiện nay.
Cười hở lợi là gì? Các dạng cười hở lợi phổ biến
Mục Lục
Nếu khoảng cách từ cổ răng đến vành môi trên của chúng ta vượt quá 3mm khi chúng ta cười, thì đây là biểu hiện của cười bị hở lợi. Mặc dù khi cười hở lợi không phải là một bệnh lý gây tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, nhưng đây là khiếm khuyết gây mất tự tin cho người bị gặp phải. Cười bị hở lợi rất dễ nhận ra, làm giảm thẩm mỹ cho gương mặt, gây gượng gạo khi cười và giao tiếp.
Vì đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nên rất dễ dàng giải quyết tại các nha khoa thẩm mỹ hiện đại với nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ cười hở lợi nhiều hay ít, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn hướng phẫu thuật, điều trị phù hợp với bạn.
Nguyên nhân gây cười hở lợi
Nguyên nhân của cười hở lợi
Nguyên nhân gây nên cười bị hở lợi được chia thành các nhóm sau:
- Nướu (mô lợi) quá dày hay nhiều do bẩm sinh hay do tác động của một số thuốc
- Đường vành môi đẩy lên quá cao (do trường lực cơ vành môi quá lớn)
- Xương hàm trên bị hô, đẩy ra ngoài quá nhiều
- Xương ổ răng quá dày
Cười bị hở lợi không phải bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý, sự tự tin khi giao tiếp. Những người gặp phải tình trạng này thường sẽ trở nên tự ti, sẽ ít khi cười thậm chí ngại cười. Và nếu có cười sẽ không được tự nhiên, họ sẽ có phản xạ là lấy tay che miệng để không cho ai thấy nướu của mình vì hở quá nhiều. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, đây là tình trạng không quá nguy hiểm, không đáng lo ngại, với các phòng khám hiện đại hiện nay, thì có thể chữa trị cười hở lợi triệt để.
Hậu quả của cười hở lợi
Trong nha khoa, việc cười hở lợi hầu hết đều không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ đối với bệnh nhân. Chúng sẽ làm cho ta bị tự ti và thiếu thoải mái. Dưới đây là những hậu quả thẩm mỹ mà tình trạng này mang lại:
- Đối với phụ nữ khi nụ cười không được hoàn chỉnh thì sẽ làm kém sắc và rất mất tự tin.
- Khi giao tiếp sẽ bị mất tự tin rất nhiều. Trên thực tế, người cười hở lợi rất ít khi cười, đặc biệt là những người mới quen biết và chưa thân mật.
- Ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày. Như chúng ta đã biết, ngoại hình cũng đóng vai trò khá lớn và là yếu tố tiên quyết khi nói chuyện với đối tác. Cười hở lại làm ngoại hình xấu hơn, đây là một điểm bất lợi cho chúng ta.
- Cười hở lợi sẽ làm cho chúng ta có cảm giác là miệng sẽ rộng hơn rất nhiều.
7 Phương pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả
Để có được hướng giải quyết, chữa trị cười bị hở lợi một cách đúng đắn, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm và mức độ khiếm khuyết của răng miệng. Sau đây là 9 cách khắc phục cười hở lợi được bác sĩ chỉ định trong y khoa, tương ứng với những nguyên nhân khác nhau gây cho bạn bị hở lợi:
Chữa cười bị hở lợi bằng cách làm dài thân răng
Phương pháp điều trị này phù hợp với việc cười bị hở lợi của bạn là do răng quá ngắn khiến mất cân đối giữa răng và lợi. Khi nguyên nhân là như vậy, phương pháp điều trị phù hợp là phẫu thuật nha chu. Với mục đích là là cho thân răng dài ra.
Chữa cười bị hở lợi bằng cách mài xương ổ răng
Trường hợp tiếp theo, cười hở lợi do xương ổ răng quá dày và gồ lên khiến nướu bị đẩy ra trước gây mất thẩm mỹ. Vì vậy mà để khắc phục tình trạng cười hở bị lợi do nguyên nhân này, bác sĩ tư vấn hướng giải quyết là mài xương ổ răng.
Cách thức bác sĩ thực hiện đầu tiên sẽ là mài một chút bờ viền và mặt ngoài của xương ổ răng, sau đó khâu nướu lại. Cuối cùng bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân những thức cần kiêng khem, vệ sinh răng miệng như thế nào và hẹn ngày tái khám.
Cách chữa cười bị hở lợi bằng cách cắt lợi
Trong trường hợp lợi bị phì đại do hậu quả của bệnh viêm lợi hoặc lợi bám chiếm quá nhiều vào chiều cao của thân răng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bớt lợi. Cười hở lợi do nguyên nhân này dễ dàng xử lý, bác sĩ sẽ chỉ cắt, làm giảm bớt độ dày và độ dài của lợi giúp cho chúng không bị lộ ra bên ngoài khi cười.
Chữa cười hở lợi kết hợp mài xương ổ răng và cắt lợi
Nếu nguyên nhân làm cho bạn cười bị hở lợi là phì đại và xương ổ răng dày. Thì phương án điều trị được bác sĩ chỉ định là mài xương ổ răng và cắt lợi.
Chữa cười bị hở lợi bằng cách cắt xương hàm
Cách điều trị cắt xương hàm được áp dụng cho bệnh nhân nào cười bị hở lợi do khung xương hàm trên phát triển quá mạnh. Điều này khiến cho hàm trên chìa ra ngoài vừa hở lợi vừa bị hô hàm trên. Vì vậy hướng điều trị là phẫu thuật cười hở lợi và cắt xương hàm là cách thường được áp dụng.
Cách chữa cười hở lợi kết hợp giữa chỉnh nha và cắt xương hàm
Cách chữa cười bị hở lợi kết hợp giữa chỉnh nha và cắt xương áp dụng cho bệnh nhân bị xương hàm phát triển quá mạnh, khiến răng hàm trên chìa ra ngoài. Lúc này bác sĩ sẽ chữa trị theo các bước đầu tên là niềng răng, sau đó là phẫu thuật chỉnh hàm mặt.
Chữa cười hở lợi bằng cách tiêm thuốc thư giãn
Hiện nay đã có nhiều phòng khám nha khoa uy tín áp dụng cách chữa cười bị hở lợi bằng kỹ thuật tiêm thuốc thư giãn cơ và tạo hình thân răng. Với 2 phương pháp này, phần lợi hở sẽ được loại bỏ một cách triệt để làm tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng, đẹp và tươi tắn hơn. Vì vậy, bạn hãy đến thăm khám tại các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị cười hở lợi một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Địa chỉ chữa Cười hở lợi uy tín tại Hà Nội và liên hệ tư vấn báo giá đến khám tại Nha khoa Codofa
Địa chỉ: 91 Đình Thôn, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0326 878 638
Email: nhakhoacodofa@gmail.com
Quy trình chữa cười hở lợi tại Nha khoa Codofa
Tiến hành phẫu thuật cười hở lợi đòi hỏi rất nhiều yếu tố: Kỹ thuật diễn ra chính xác, dụng cụ phẫu thuật được vô trùng cẩn thận. Đặc biệt, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề giỏi. Tại Nha khoa Phú Cường, quá trình phẫu thuật cười hở lợi sẽ diễn ra qua các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Thăm khám là bước đầu tiên cần phải thực hiện. Bởi nó quyết định nhiều yếu tố. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để xác định nguyên nhân cười hở lợi, mức độ như thế nào. Từ đó xác định phương pháp điều trị, lên phác đồ điều trị thật hợp lý và chính xác nhất.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng
Việc vệ sinh khoang miệng sẽ đảm bảo độ an toàn cho quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn hết những vi khuẩn.
Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê, điều đó giúp bạn không cảm thấy sợ hãi và đau trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, tất cả các quy trình phẫu thuật đều được diễn ra trong điều kiện vô trùng sạch sẽ.
Bước 3: Thực hiện chữa hở lợi
Từ bước thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ đã lên phác đồ điều trị.
Bước này sẽ tiến hành xử lý theo phương pháp đã xác định một cách chính xác và an toàn tuyệt đối.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, kiểm tra kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cũng như hướng dẫn đến bạn những cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà đúng chuẩn nhất. Điều đó sẽ giúp cho vết thương được nhanh chóng hoàn thành.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám từ bác sĩ. Mục đích là kiểm tra lại vết thương, kiểm soát và tránh những biến chứng có thể gây ra. Đồng thời đưa ra phương án điều trị cụ thể và sớm nhất khi xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật Cười hở lợi
Thời gian cần để phẫu thuật cười hở lợi lành lại
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Mức độ nặng, nhẹ của cuộc phẫu thuật, việc chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật, kỹ thuật của bác sĩ…
Tuy nhiên, thời gian hồi phục được tính toán tương đối như sau:
- Từ sau 3 – 4 ngày kể từ khi phẫu thuật: Hàm của bạn sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ và hơi đau. Tuy nhiên, bạn chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là được. Ngoài ra còn có thể chườm đá để giảm đau hiệu quả.
- Sau 5 – 7 ngày: Hàm của bạn sẽ không bị sưng nữa. Đồng thời các mô mềm sẽ được lành lại.
- Tiếp đó, sau 10 ngày: bạn sẽ được bình phục gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn không nên ăn những đồ ăn có độ cứng cao. Vì vậy, nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng.
- Sau 1.5 tháng đến 2 tháng thì vết thương sau phẫu thuật có thể hoàn toàn bình phục lại như trước đó.
Chế độ ăn sau khi điều trị
Chế độ ăn uống sau khi điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý cho các bạn về chế độ ăn uống.
Những đồ nên kiêng:
- Những đồ ăn có tính nóng như xôi và thịt gà nên tránh. Nếu không vết thương sẽ lâu lành và có thể để lại sẹo.
- Những đồ ăn cứng cũng nên tránh.
- Đồ tanh như trứng, hải sản… là loại thực phẩm nên tránh vì nó sẽ gây hiện tượng ngứa, khó chịu và dễ dị ứng cho vết thương.
Những thực phẩm nên ăn:
- Các loại thực phẩm lỏng và các loại đồ ăn mềm
- Uống nhiều nước lọc, không uống các loại nước có gas
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất.