Lấy cao răng

Lấy cao răng không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu hết về nó nên còn rất nhiều băn khoăn? Không biết có nên lấy cao răng hay không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp hết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Đồng thời giới thiệu địa chỉ nha khoa lấy cao răng uy tín, tiết kiệm tại Hà Nội. 

Cao răng là gì? Lấy cao răng là gì?

Chúng ta cần tìm hiểu rõ cao răng và lấy cao răng là gì?

Cao răng là gì? 

Cao răng là những mảng bám thường tập trung ở vùng cổ răng. Nó thường có màu trắng đục hoặc là màu vàng nhạt. Nếu chúng ta vệ sinh răng miệng tốt thì cơ răng sẽ ít hình thành và ngược lại. Đặc biệt đối với những người sử dụng nhiều thuốc lá, thuốc lào hay các chất kích thích thì cao răng sẽ có rất nhiều và có màu sẫm hơn.

Dựa vào tính chất và giai đoạn nguy hiểm của cao răng mà nó được chia thành 2 kiểu đó là cao răng thường và cao răng huyết thanh. 2 loại cao răng sẽ ứng với từng giai đoạn và tình trạng răng miệng khác nhau:

  • Ban đầu, cao răng có màu trắng đục hoặc là màu vàng nhạt. Đây là cao răng thường.
  • Sau một thời gian dài bám trên răng, nướu. Nó sẽ làm cho răng miệng của bạn bị viêm nướu. Nếu như không điều trị kịp thời thì cao răng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ do có máu chảy từ nướu ngấm vào. Và loại cao răng này được gọi là cao răng huyết thanh.

Vôi răng có thể gây nên cho răng miệng những tác hại cơ bản sau đây:

  • Hôi miệng, cản trở quá trình giao tiếp, không tự tin với người đối diện.
  • Phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương nhiều thì nguy cơ gây sâu răng sẽ cao hơn.
  • Cao răng chính là nơi trú ẩn lý tưởng của các vi khuẩn gây sâu răng.
  • Là tác nhân chính gây nên các bệnh ở miệng và ở hong. Ví dụ như: viêm niêm mạc miệng, loét miệng, viêm amidan…
  • Gây ra hiện tượng chân răng chảy máu, cản trở quá trình ăn uống.
  • Gây tụt nướu, lộ chân răng làm mất thẩm mỹ của khuôn miệng.

Lấy cao răng là gì? 

Lấy cao răng hay còn được gọi là cạo vôi răng. Thực hiện phương pháp này với mục đích là làm sạch và đánh tan hết các mảng bám cứng đầu ở vùng chân răng và phần nướu. Cách thức sử dụng đó là dùng độ rung của sóng siêu âm từ đầu của các dụng cụ nha khoa cạo vôi răng.

Nhiều người đặt ra câu hỏi có nên lấy cao răng không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ vôi răng là gì và những tác hại mà nó mang lại cho răng miệng của bạn.

Vôi răng hay cao răng có thể hiểu đơn giản là những mảnh vụ đồ ăn, những mảng bám còn sót lại mà không thể vệ sinh được bằng cách chải răng. Vi khuẩn, calcium phosphate và muối canxi cacbonat có trong nước bọt đã vôi hoá nó. Vôi răng thường bám dày ở nướu răng, thân răng và thường có màu vàng nâu hoặc là trắng đục.

Cao răng được hình thành như thế nào?

Vậy, cao răng hình thành từ đâu? Nguyên nhân và cơ chế hình thành như thế nào?

Sau khi ăn hoặc uống khoảng 15 phút. Có một màng vô khuẩn sẽ được hình thành trên bề mặt của răng. Màng vô khuẩn này chính là điều kiện thuận lợi và là chỗ bám lý tưởng cho vi khuẩn gây hại cho răng. Một thời gian ngắn sau đó, nếu không làm sạch lớp màng vô khuẩn này thì vi khuẩn ngày càng nhiều. Nó tích tụ dày lên và sẽ xuất hiện các mảng bám.

Các mảng bám này hoàn toàn có thể được làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường. Ví dụ như chỉ nha khoa, đánh răng và súc miệng. Tiếp đó, khi các mảng bám này tồn tại lâu trong khoang miệng, hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt sẽ làm vôi hoá các mảng bám. Từ đó, nó trở nên cứng hơn, bám chắc vào răng và dưới lợi. Lúc này là vôi răng (cao răng). Cách loại bỏ chúng an toàn và sạch sẽ nhất đó là đến các cơ sở nha khoa.

Có nên lấy cao răng? Lấy cao răng có hại không?

Lấy vôi răng giúp cho răng miệng sạch sẽ, loại bỏ hết các mảng bám ra khỏi nướu và thân răng. Tuy nhiên, không nên lấy vôi răng quá thường xuyên mà men răng sẽ bị ảnh hưởng. Theo như lời khuyên của các nha sĩ thì thời gian để lấy cao răng nên là 3-6 tháng/lần. Bên cạnh đó, sức khỏe tình trạng răng miệng của bạn cũng là căn cứ để xác định tần suất lấy vôi răng.

  • hông thường, những đối tượng có men răng tốt, khoẻ, sức đề kháng tốt. Việc chăm sóc răng miệng tốt khiến cho cao răng hình thành ít thì sẽ lấy vôi răng 6 tháng/lần.
  • Còn đối với những người có men răng sần sùi làm cho các mảng bám thức ăn dễ tích tụ. Bên cạnh đó là những người thường xuyên hút thuốc, uống cà phê thì nên lấy vôi răng 3 – 4 tháng/lần.

Liệu lấy cao răng có hại không cho men răng của chúng ta không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nguyên tắc của việc lấy cao răng bằng máy siêu âm là tạo ra sự rung nhẹ và làm cho các mảng cao răng được vỡ, rơi ra ngoài.

Như vậy, việc thực hiện lấy cao răng chỉ tác động lên trên miếng cao răng chứ không hề đụng chạm lên men răng của bệnh nhân. Chính vì thế, động tác rung này không hề làm suy yếu đến men răng của bạn.

Lấy cao răng có đau không? Các yếu tố quyết định đến lấy cao răng có đau không 

Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản. Hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng bệnh nhân nếu thực hiện đúng chuẩn. Tuy nhiên, lấy vôi răng có gây đau buốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

Tình trạng sức khỏe răng miệng của Khách hàng

Nếu như khách hàng đang bị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… Thì chắc chắn quá trình lấy vôi răng sẽ bị đau buốt hơn so với những trường hợp tình trạng răng miệng tốt.

Mức độ vôi răng

Bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy được cao răng. Cao răng thường đóng bám ở thân răng và nướu răng. Nếu như cao răng không quá nhiều, chủ yếu bám ở thân răng thì quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng là không gây ra tình trạng đau nhức gì cả.

Còn nếu vôi răng nhiều, bám chặt ở vị trí nướu răng thì bạn sẽ cảm thấy ê buốt khi thực hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần lo lắng về vấn đề này. Vì chỉ sau 2 – 3 ngày, cảm giác này sẽ hết và không ảnh hưởng gì đến khả năng ăn nhai.

Kỹ thuật lấy vôi răng

Lấy vôi răng có đau không còn phụ thuộc vào kỹ thuật lấy voi răng được sử dụng. Trước đây, các bác sĩ nha khoa thường lấy vôi răng bằng những dụng cụ cầm tay hoặc là máy thổi cát. Hiện nay thì việc lấy vôi răng đã được áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn. Đó là sử dụng máy siêu âm.

Kỹ thuật lấy vôi răng bằng sóng siêu âm sẽ đảm bảo cho bệnh nhân sự thoải mái trong suốt quá trình thực hiện. Đồng thời, kỹ thuật này cũng làm cho thời gian thực hiện nhanh hơn, không ảnh hưởng gì đến cơ thể, kết quả sạch sẽ hơn và không xâm lấn đến mô nướu của khoang miệng.

Tay nghề của bác sĩ

Tay nghề bác sĩ cũng là vấn đề cần phải được chú ý. Nếu nha sĩ thực hiện là người có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm nhiều thì việc lấy cao răng sẽ diễn ra khá nhanh chóng, má và lưỡi của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Như vậy thì bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác ê buốt gì hết.

Lấy vôi răng là kỹ thuật khá đơn giản, không hề đụng chạm gì đến các mô mềm. Tuy nhiên vẫn đòi hỏi các bác sĩ phải nhẹ nhàng, cẩn thận và tỉ mỉ để không gây cho bệnh nhân cảm giác ê buốt.

Quy trình lấy cao răng tại Nha khoa Codofa

Tại Nha khoa Codofa, quy trình lấy cao răng được thực hiện chuyên nghiệp bằng máy siêu âm. Kỹ thuật thực hiện chuyên nghiệp giúp cho bệnh nhân không bị đau và mang lại hiệu quả tốt nhất:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn 

Đầu tiên, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám và xem xét tổng thể tình trạng răng miệng. Từ đó xem mức độ cao răng như thế nào, bệnh nhân có mắc bệnh lý về răng miệng nào không? Bởi vì có những trường hợp chưa thích hiện để thực hiện điều trị.

Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và nói rõ hơn về phương pháp lấy cao răng hoặc tư vấn điều trị các bệnh lý về răng (nếu có).

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi lấy cao răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Điều này làm cho môi trường khoang miệng được sạch vi khuẩn và không để các nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý.

Bước 3: Thực hiện lấy cao răng

Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì tiến hành lấy cao răng. Bác sĩ đưa đầu của máy siêu âm và di chuyển nhẹ nhàng quanh răng, các vùng có nhiều cao răng. Ví dụ như dưới nướu và các kẽ răng. Nhờ tác động rung của bước sóng siêu âm để loại bỏ sạch hoàn toàn những vôi hóa cứng nhắc. Phương pháp này sẽ không làm cho răng miệng và các mô mềm bị tổn thương.

Bước 4: Đánh bóng răng

Tiếp theo, để bề mặt răng được nhẵn mịn, các bác sĩ sẽ bôi thuốc đánh bóng và chổi đánh bóng răng. Bước này thực hiện xong sẽ giúp cho răng bạn được sáng bóng và trắng hơn rất nhiều.

Bước 5: Kiểm tra lại và hướng dẫn chăm sóc răng miệng 

Sau khi hoàn thành quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ lại một lần nữa, kiểm tra kỹ lưỡng.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi lấy cao răng. Ngoài ra, nếu cần thiết sẽ được hẹn lịch tái khám.

Địa chỉ Lấy cao răng uy tín tại Hà Nội – Liên hệ tư vấn tại Nha Khoa Codofa

Địa chỉ: 91 Đình Thôn, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0326 878 638

Email: nhakhoacodofa@gmail.com