Nhổ răng sữa

Nhiều bậc phụ huynh coi thường việc nhổ răng sữa của trẻ mà không biết một số vấn đề. Nếu như quá trình nhổ răng sữa của bé diễn ra không đúng thời điểm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn sau này. Nhổ răng sữa tại nhà hay đến nha khoa cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và răng miệng của bé. Dưới đây là những thông tin quan trọng về vấn đề bé thay răng sữa bạn cần phải biết rõ. 

Răng sữa – Răng trẻ em là gì? Vai trò của răng sữa

Răng sữa của trẻ em có rất nhiều vai trò quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về răng trẻ em. Điều đó làm cho tỷ lệ sâu răng và mắc các bệnh lý răng miệng ở bé ngày càng nhiều. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể và đúng đắn nhất về răng của bé.

Răng sữa – Răng trẻ em là gì? 

Răng sữa là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ. Thông thường, các bé sẽ có những chiếc răng sữa đầu tiên từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi. Khi đến một độ tuổi nhất định, răng sữa của bé sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Không chỉ giúp bé ăn nhai, thực hiện sinh hoạt thường ngày. Nó còn là tiền đề và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc về sau này.

Vai trò của răng sữa

Có rất nhiều phụ huynh luôn chủ quan nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì trước sau gì thì nó cũng được thay thế bằng hệ răng mới. Nhưng đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lệch và cần phải thay đổi ngay. Dưới đây là những vai trò quan trọng của răng sữa bạn phải biết:

  • Đối với hệ tiêu hóa: Răng sữa giúp cho bé nghiền, nhai thức ăn. Nếu không có, việc ăn uống, tiêu hoá sẽ trở nên bị cản trở rất nhiều.
  • Là tiền đề cho việc mọc răng vĩnh viễn về sau này: Đây là vai trò quan trọng mà ít ai biết đến. Răng sữa giữ chỗ và định hình vị trí trên khung hàm để răng vĩnh viễn sau này mọc lên theo đúng vị trí đó. Có thể nói, răng sữa chính là “người hướng dẫn” cho các răng vĩnh viễn sau này mọc theo phương hướng như thế nào.
  • Răng sữa kích thích sự tăng trưởng của xương hàm: Nhờ có răng sữa mà việc ăn uống, nhai nghiền và hoạt động răng thuận tiện. Các hoạt động này chính là cơ sở quan trọng giúp cho xương mặt và xương hàm phát triển khỏe mạnh và cân đối.
  • Ảnh hưởng đến việc phát âm: Khi răng sữa của bé bị mất quá sớm thì phát âm cũng như việc đọc tiếng nước ngoài của bé sẽ bị cản trở và khó khăn khá nhiều.
  • Có tác dụng thẩm mỹ: Răng sữa cũng giữ vai trò thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ nhỏ. Nếu như bộ răng xấu hoặc mất răng thì bé sẽ cảm thấy khá tự ti khi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Như vậy, chúng ta có thể thấy răng, hệ răng sữa của bé đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều vấn đề khác nhau. Các bậc phụ huynh cần hiểu và thay đổi cách suy nghĩ sai lầm về răng sữa. Từ đó có cách chăm sóc và giữ gìn răng cho bé thật tốt.

Cách chăm sóc răng sữa trẻ em

Theo từng giai đoạn khác nhau của trẻ mà việc chăm sóc răng cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết nhất để bạn biết cách chăm sóc răng sữa cho bé thật tốt.

Khi bé chuẩn bị mọc răng: Lúc này, răng bé chưa mọc nhưng vẫn phải chăm sóc khoang miệng bé bằng cách vệ sinh nướu thật sạch sẽ. Nó sẽ giúp sức đề kháng răng miệng của bé tốt hơn. Từ đó hạn chế tối đa các bệnh lý về răng sau này. Các bậc phụ huynh chỉ cần chà nhẹ lên nướu của trẻ bằng một miếng gạc nhỏ hoặc là một chiếc khăn tay thật sạch, thật mỏng. Cũng giống như việc đánh răng, bạn nên vệ sinh nướu cho bé trước khi đi ngủ và sau khi bé thức giấc mỗi sáng nhé.

Khi bé bắt đầu mọc răng: Lúc này bé khoảng từ 6 tháng đến 12 tháng: Cũng giống như cách vệ sinh phía trên. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch hoặc băng gạc quấn vào đầu ngón tay và làm sạch hết các mảng bám trên răng và toàn bộ vùng nướu của bé.

Khi bé hoàn thành bộ răng sữa: Lúc này, bé đã có thể bắt đầu tập đánh răng cũng như thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng. Bạn nên tập cho bé thói quen này ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, việc đánh răng của bé cần được phụ huynh hướng dẫn và theo dõi sát. Bên cạnh đó, lựa chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng cho bé cũng cần phải thật tinh tế và phù hợp nhé.

Thời điểm nhổ răng sữa? Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Răng sữa của trẻ bắt đầu được thay vào thời điểm nào? Và lung lay như thế nào thì có thể tiến hành nhổ được.

Khi nào trẻ thay răng sữa? 

Quá trình trẻ bắt đầu thay răng sữa là từ khi bé 6 đến 12 tuổi. Trong một số trường hợp, bé có thể thay sớm hơn (khoảng 4 tuổi) hoặc muộn hơn (khoảng 8 tuổi). Răng sữa cuối cùng của bé sẽ được thay khi bé 12 hoặc là 13 tuổi.

Quá trình thay răng sữa của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó quyết định việc thay răng nhanh hay chậm. Các yếu tố bao gồm: đặc điểm của răng, vị trí của răng, cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cho bé.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Từ khi răng sữa bắt đầu lung lay có nghĩa là răng vĩnh viễn đang chuẩn bị được mọc lên. Đây chính là lúc thích hợp nhất để nhổ những chiếc răng sữa của trẻ. Tuy nhiên, để tránh cho bé tình trạng đau thì cha mẹ nên đợi cho răng sữa lung lay nhiều một chút. Hoặc khi bé cảm thấy được có răng mới đang được mọc lên.

Phân biệt răng sữa lung lay và những bệnh lý khác 

Khi bé đến tuổi, răng sữa lung lay là hiện tượng sinh lý bình thường. Răng bé sẽ bắt đầu lung lay, thay răng từ từ chứ không đột ngột. Chính vì vậy, quá trình nhổ răng sữa cho bé sẽ không đau và không cản trở việc ăn nhai, sinh hoạt của bé.

Ngoài ra, răng sữa của bé có thể lung lay bởi những lý do khác. Có thể là những bệnh lý liên quan trực tiếp đến khoang miệng. Bạn cần phải nắm rõ điều này để biết được răng bé lung lay là để thay răng vĩnh viễn hay là bị mắc các bệnh lý răng miệng khác. Ví dụ bệnh lý liên quan đến vùng quanh răng, có khối sưng, làm cho răng tổn thương, vỡ răng. Lung lay răng trong trường hợp này sẽ rất đột ngột, làm cho trẻ gây đau nhức, chảy máu khi va chạm hay ăn nhai ở vị trí răng đó.

Có nên nhổ răng sữa tại nhà không? 

Có thể nhổ răng sữa tại nhà cho bé. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp để đảm bảo sức khỏe cho bé, tuyệt đối không được nhổ răng tại nhà.

Các trường hợp không được phép nhổ răng sữa cho bé tại nhà 

Trong các trường hợp dưới đây, tuyệt đối không được phép nhổ răng tại nhà cho bé.

  • Trẻ có bệnh toàn thân: Ví dụ như đái tháo đường. Nếu như cố tình nhổ răng tại nhà, việc kiểm soát máu sau khi nhổ sẽ có phần khó khăn. Không cẩn thận sẽ làm cho bé bị nhiễm trùng.
  • Những trẻ có bệnh tim mạch: Khi bé của bạn có các vấn đề về tim mạch, các bệnh về máu… thì việc nhổ răng tuyệt đối phải được sự đồng ý của bác sĩ. Quá trình nhổ răng phải tuân thủ theo đúng phác đồ nghiêm ngặt và cẩn thận.
  • Trẻ đang bị sốt cao, trẻ có các vấn đề về viêm lợi cấp… thì việc nhổ răng cũng cần phải lưu ý. Không được phép tự ý nhổ răng sữa tại nhà.

Hướng dẫn nhổ răng sữa an toàn tại nhà 

Nếu răng sữa của bé hoàn toàn bình thường, không là một trong những trường hợp vừa kể đến, bạn có thể nhổ răng cho bé tại nhà được.

Trước khi tiến hành nhổ răng sữa cho bé, bạn cần phải đảm bảo rằng răng lung lay thật nhiều. Nhớ kiểm tra xem răng đã tách khỏi nướu hay chưa. Khi kiểm tra đã có thể nhổ được, bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách răng ra khỏi nướu. Quá trình này sẽ không gây chảy máu nhiều cho bé, cũng như bé không bị đau.

Quy trình nhổ răng sữa tại Nha khoa Codofa

Tại Nha khoa Codofa, quy trinh nhổ răng sữa được diễn ra rất nhanh chóng và đạt chuẩn. Đảm bảo cho bé không bị đau và sợ hãi. Quá trình thực hiện được diễn ra như sau:

Bước 1: Khám răng tổng quát

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng của bé, xác định ca nhổ răng sữa này có phức tạp và điều gì trở ngại hay không.

Đồng thời bác sĩ cũng cần biết bé có mắc các bệnh lý gì về máu, tim mạch hay kích ích gì với thuốc tê hay không? Điều này giúp cho việc nhổ răng sữa được diễn ra an toàn nhất.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn vùng khoang miệng. Sau đó thì gây tê để quá trình nhổ răng được suôn sẻ và không gây đau cho bé..

Bước 3: Tiến hành nhổ răng

Thông thường, các phụ huynh sẽ ngồi cạnh để cùng bé trò chuyện, giúp bé không bị sợ hãi và để ý nhiều đến các dụng cụ và việc nhổ răng.

Bước 4: Kết thúc và tư vấn

Kết thúc quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ xem xét lại vùng vết thương vừa nhổ răng. Đồng thời sẽ tư vấn và dặn dò phụ huynh cách chăm sóc răng cho bé sau khi nhổ.

Những lưu ý sau khi nhổ răng sữa

Sau khi bé nhổ răng sữa, bạn cần phải chú ý những vấn đề quan trọng để giúp bé không bị đau. Đồng thời giúp cho việc mọc răng vĩnh viễn của bé diễn ra nhanh chóng hơn.

Sau khi nhổ răng sữa nên thực hiện những việc sau đây:

  • Cho trẻ cắn chặt bông gạch vào vùng răng vừa được nhổ để giúp bé cầm máu. Bởi vì việc nhổ răng sữa khiến máy chảy khá nhiều.
  • Để giảm đau cho bé, hãy uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự tiện uống thuốc ngoài khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.
  • Cho bé uống nhiều nước lọc và ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, các loại sinh tố…
  • Bên cạnh đó, nên giữ liên lạc với nha sĩ để có thể liên hệ hỗ trợ ngay khi cần thiết.
  • Nếu bé có các dấu hiệu kỳ lạ, đau hoặc chảy máu quá nhiều. Hãy đưa bé đến cơ sở nha khoa để được khám và xác định nguyên nhân cụ thể nhé!

Ngoài những việc trên, bạn cũng cần phải ghi nhớ những vấn đề không nên làm, bao gồm:

  • Không nên súc miệng quá sớm. Bởi vì việc súc miệng có thể ảnh hưởng đến việc cầm máu, đông máu của vết thương.
  • Không ăn kẹo cao su vì nó có thể làm cho vùng răng vừa nhổ bị nhiễm trùng.
  • Đối với các đồ ăn cứng, đồ lạnh cũng không được ăn nhé.
  • Các bé không được dùng tay hoặc các vật dụng khác đụng vào vùng răng đang mọc răng vĩnh viễn. Nó có thể cản trở quá trình mọc răng (lâu hơn hoặc mọc lệch lạc).

Chăm sóc bé trong quá trình thay răng sữa

Không chỉ răng vĩnh viễn mà răng sữa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bé. Nó chính là tiền đề để hàm răng sau này của bé được đều đặn và đẹp. Tốt nhất, bạn nên ghi nhớ những vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận, hướng dẫn để bé biết đánh răng đúng cách.
  • Lựa chọn bàn chải cũng như kem đánh răng phù hợp với trẻ em.
  • Đưa bé đi khám định kỳ để có thể phát hiện ra những vấn đề răng miệng tiềm ẩn. Từ đó có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời nhất
  • Theo dõi sát sao quá trình thay răng sữa trẻ em. Kể từ khi răng bé bắt đầu lung lay cho đến khi răng vĩnh viễn của bé mọc hoàn chỉnh.
  • Khi thay răng cho bé, ít nhiều bé cũng có cảm giác đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy, các mẹ nên theo dõi chế độ ăn uống của bé thật hiệu quả.
  • Không cho bé thực hiện những thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen này có thể gây ra những sai lệch về khớp cắn của bé sau này.

Địa chỉ nhổ răng sữa uy tín tại Hà Nội – Nha Khoa Codofa

Địa chỉ: 91 Đình Thôn, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0326 878 638

Email: nhakhoacodofa@gmail.com